tháng 9 2015

KINH NGHIỆM THỰC HIỆN ĐỒ ÁN KIẾN TRÚC


Các bước tóm tắt như sau:

Bước 1: Tìm tài liệu tham khảo

Bước 2: Phân tích khu đất

Bước 3: Dựa vào những gì đã phân tích tìm ý tưởng chủ đạo (thường là các ý tưởng để có thể giải quyết các vấn đề tìm thấy ở bước 2)

Bước 4:
Thiết kế tổng mặt bằng

Bước 5: Phân khu chức năng


Bước 6:
Tạo ý niệm về hình khối: độ cao, độ to, độ rộng của công trình trong khu đất.

Bước 7:
Thiết kế mặt bằng

Bước 8: Liên tục kết hơp, thay đổi MB và hình khối đưa ra giải pháp. Cùng lúc vẽ MC để tưởng tượng không gian theo 3 chiều, đừng chỉ làm việc trên MB.


Bước 9:
Tham khảo tài liệu để xem cách thiết kế về vật liệu, mặt đứng, ….

Bước 10: Dàn trang đồ án.


Dưới đây là nói rõ và cụ thể hơn về các bước:


Bước 1
: Đề bài của bạn là gì?

Hãy lên google, vào google translation nếu vốn ngoại ngữ không tốt, search từ khóa “đề bài project”, “competition” để xem tham khảo. Ví dụ: đề đồ án là thiết kế nhà ở. Search trên google: “ house competition project”. Tại sao từ khóa “competition” lại tốt hơn? Vì trong các cuộc thi những ý tưởng đồ án sẽ mới và hấp dẫn hơn,và các kết quả tìm được cũng đã có sự chọn lọc. Còn nếu các bạn tìm chung chung sẽ ra cả các công trình đã xây dưng, đôi khi vì nhiều yếu tố thực tế như quy định, kinh tế, …, nó chưa hẳn đã là một ví dụ thích hợp.Tham khảo có thể sử dụng tuyển tập đồ án của sinh viên năm trước,đây cũng là 1 nguồn rất bổ ích và nên xem theo.Xem xong, có khái niệm xong, thì cất đi, để đấy, về sau dùng.


Bước 2: Phân tích khu đất : Tại sao? Vì mỗi khu đất khác nhau và đồ án bạn thiêt kế nhất định chỉ phù hợp ở khu đất đấy, hãy cố gắng đừng thiết kế 1 thứ mà đặt đâu cũng được, như thế chưa hay.- Nhìn trên 1 diện tích rộng hơn, lên google map để nhìn khu đất ở tỷ lệ khác nhau. Vì đôi khi khu đất có thể gây ảnh hưởng tới bán kính lớn hơn, ở xung quanh nó sẽ có gì đó hay ho hơn chẳng hạn. Cố gắng đừng chỉ thu hẹp tầm mắt vào mỗi khu đất của mình không.- Chức năng xung quanh: Có gì xung quanh khu đất? Nhà dân, cửa hàng, ngôi chùa,…? Chiều cao những công trình ấy là bao nhiêu? Như thế bạn sẽ thấy khu đất cần gì, thiếu gì, công trình bạn muốn nổi bật, thành biểu tượng thì nó sẽ cao bao nhiêu mới phải? hay công trình của bạn muốn hòa nhập xung quanh thì sẽ thế nào,…- GIao thông: Xung quanh khu đất có đường đi lối lại ra làm sao, ai là thành phần thường xuyên tham gia vào hoạt động đấy. - Điều kiện tự nhiên: Khu đất bằng phẳng hay không? Có gì đặc biệt?- Đối tượng sử dụng xung quanh: Quanh khu đất của bạn, ai là người sử dụng, chiếm đóng? Bạn sẽ thiết kế cho ai? Ví dụ: Khu đất của bạn ở giữa khu dân cư và đề đồ án là thiết kế nhà hàng, đối tượng sử dụng nhà hàng trước hết sẽ là dân cư xung quanh khu đất và sau đó tới các nguồn khách hàng khác, vì thuận tiện cho người dân xung quanh đến ăn uống mà. Thế bạn thiết kế lối vào thế nào?Bạn muốn phục vụ họ hay muốn phục vụ đối tượng khác?... Nghĩ về những điều này như bạn là người sử dụng trước khi nghĩ nó theo hướng bạn là người thiết kế. - Dự án: Nếu tìm được thông tin về dự án phát triển của khu đất thì rất tốt, như thế bạn sẽ mường tượng được công trình bạn thiết kế không phải chỉ cho lúc thầy cô giáo ra đề, mà nó có thể có tính khả thi và nếu được xây, 5, 10 năm nữa, nó sẽ thế nào với sự thay đổi của khu đất.- Ngôn ngữ kiến trúc xung quanh: Sẽ rất tốt nếu bạn tìm ra liệu quanh khu đất có kiến trúc gì đặc biệt hay không, nó có đáng để lưu giữ không,…- Điều gì thực sự khác bieijet ở khu đất? Đây là câu hỏi được trả lời sau cùng, sau khi đã xem những vấn đề khá chung chung ở trên, chắc chắn mỗi khu đất sẽ có 1 điều khác biệt mà ở vị trí khác không thể có. Đấy chính là mấu chốt để bạn bám vào, tìm ý tưởng cho đồ án và làm đồ án của bạn có ý nghĩa hơn là việc thấy trên mạng cái gì đấy hay rồi bắt chiếc, “nhảy”, như thế rất bề nổi và cái học được sẽ rất ít. Tôi sẽ nói về cách “nhảy” đồ án thế nào là hay trong 1 bài viết sau.- Có gì là khó khăn ở khu đất? Có gì là thuận lợi?


Bước 3: Nghĩ 1 ý tưởng dựa vào những gì đã phân tích, diễn đạt nó ra đơn giản nhất có thể (bằng từ, bằng ảnh, …)


Bước 4:
Làm tổng mặt bằng: Dựa vào phân tích xác định lối vào, ra, tiếp cận, chỗ đỗ xe (nếu có), đâu là vị trí đặt cái gì, … , phân khu chức năng. Nhìn lại ý tưởng chủ đạo, phân khu chức năng của bạn có theo ý tưởng đó không? Những gì vẽ ra đã hạn chế bất lợi và phát huy thuận lợi có được ở phân tích trên không? Lại tiếp tục tìm tài liệu tham khảo xem họ làm tổng mặt bằng thế nào nhé.


Bước 5: Dựa vào nhiệm vụ đồ án, nghĩ xem bạn muốn công trình mấy tầng, cái gì ở đâu bằng việc vẽ các ô vuông ghi chức năng, cái gì ở cạnh cái gì sẽ thuận lợi. Những thứ ở cạnh nhau có hợp với phân tích khu đất ở trên không?


Bước 6:
Nếu có thể hãy làm mô hình hình khối mà bạn muốn để biết chiều cao, độ to, độ rộng của khối í ở trong khu đất (làm đúng tỷ lệ nhé). Nhìn vào ý tưởng chủ đạo bước 3: những hình bạn làm ra có theo ý tưởng đấy không?

Bước 7:
Làm mặt bằng: nắn chỉnh những hình vuông ở bước 5 để phù hợp nhất với mô hình bước 6. Trong lúc này hãy thay đổi cả 2, thay đổi cả mặt bằng và hình khối để có kết quả bạn thích nhất. Nhìn vào ý tưởng chủ đạo bước 3: những gì bạn làm có theo ý tưởng đấy không? Không gian bạn muốn người ta vào có thể hiện được ý mà bạn muốn không?Xem lại các bài mẫu đã tìm kiếm lúc đầu để xem họ làm ra sao, có gì hay mà mình làm theo được.Để tiết kiệm thời gian nhìn vào bước 3, tốt nhất hãy dán nó trước mặt khi bạn làm đồ ánđể đừng quên mất ý tưởng chính của mình là gì.


Bước 8:
Vẽ 2 mặt cắt, để bạn biết khi ở MB nó thế nào, và chiều cao nó ra làm sao,… Hãy cắt 1 mẩu giấy đúng chiều cao, tỷ lệ 1 con người và đặt nó vào mặt cắt để cảm giác không gian có đúng như bạn muốn không. Nếu bạn có thể, có thể làm bằng các chương trình đồ họa 3D. Tiếp tục nắn chỉnh những thứ ấy cùng nhau, ví dụ: đổi không gian này sang chỗ khác thì tốt hơn, đổi vệ sinh ra chỗ khác sẽ thuận lợi cho kỹ thuật,… Những gì bạn vẽ có phù hợp và giải quyết được những phân tích của bạn ở trên không?

Bước 9: Xem lại các bài mẫu đã làm để xem họ xử lý vật liệu ra sao, thiết kế mặt đứng thế nào, … để học và áp dụng vào bài của mình hoặc dựa vào ý tưởng chính, điều kiện tự nhiên, gió, nắng ở khu đất để tiếp tục giải quyết các vấn đề ở khu đất.


Bước 10: Trình bày đồ án : trình bày theo thứ tự như các bước đã làm ở trên vào giấy và nộp bài. ^^

Bước 11: Đi ăn uống với các bạn và đi ngủ, chuẩn bị làm đồ án tiếp theo.

LEED là gì ? 


LEED là hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về kiến trúc xanh, được công nhận và thẩm định cho những công trình kiến trúc, cung cấp cho bên thứ ba và chứng nhận rằng một  tòa nhà hoặc một sở hữu công cộng được thiết kế và xây dựng dựa theo những tiêu chuẩn hướng đến việc cải thiện hiệu suất, kết hợp với các tiêu chuẩn về tiết kiệm năng lượng, hiệu quả thoát nước, giảm lượng khí thải C02, nâng cao chất lượng môi trường sống, nâng cao khả năng quản lý nguồn tài nguyên và khả năng linh hoat của công trình trong việc thích ứng với sự thay đổi.
Được phát triển bởi US.Green Building Council (USGBC), LEED cung cấp cho các chủ sở hữu, cũng như các nhà quản lý một cơ sở vững chắc trong việc xác định và thực hiện các giải pháp “kiến trúc xanh” đạt tiêu chuẩn và khả thi như thiết kế, thi công, vận hành, bảo hành.
LEED là một tiêu chuẩn rất thuyết phục bởi sự linh hoạt vì nó dễ dàng áp dụng cho tất cả các loại công trình – từ công trình thương mại cho đến dân cư. Nó hoat động trong suốt quy trình xây dựng – thiết kế và xây dựng, vận hành và bảo hành, trang bị cho con người những sư đổi mới đáng kể. Và LEED mở rộng các lợi ích của mình vượt khỏi những lĩnh vực xây dựng đặc thù, lạc hậu vào những lĩnh vực có liên quan trong quá trình phát triển.
Các bài viết về tiêu chí LEED tại VN .

ANTI-LEED: KẾT THÚC MỌI QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ GIÁ TRỊ CÔNG TRÌNH XANH?


XÓA BỎ NGỘ NHẬN VỀ CHI PHÍ CỦA CÔNG TRÌNH XANH

Tải giáo trình tự học PhotoShop CS6 từ cơ bản đến nâng cao. Download giáo trình tự học PhotoShop CS6 sẽ giúp bạn tìm hiểu Photoshop CS6 dễ dàng và bài bản hơn.

Download giáo trình tự học PhotoShop CS6

Link Mega: http://goo.gl/gtLTKL
Link Mediafire: http://goo.gl/cF6dMb
Link Tenlua.vn: http://goo.gl/5V0pZ9

Giáo trình tự học PhotoShop CS6

Bộ giáo trình tự học Photoshop CS6 này bao gồm 20 chương

– Chương 1 : làm quen với môi trường làm việc

– Chương 2 : Cách sử dụng File Browser

– Chương 3 : Cơ bản về chỉnh sửa ảnh

-Chương 4 : Làm việc với vùng chọn

– Chương 5 : Cơ bản về Layer

– Chương 6 : Masks và Channels

– Chương 7 : Chấm sửa ảnh

– Chương 8 : Painting và Editing

– Chương 9 : Cơ bản về công cụ Pen

– Chương 10 : Vector Masks, Paths và Shapes

– Chương 11 : Những kỹ thuật Layer tiên tiến

– Chương 12 : Tạo các hiệu ứng đặc biệt

– Chương 13 : Chuẩn bị hình để in ấn 2 màu sắc

– Chương 14 : Sắp xếp các đối tượng lớp trong ImageReady

– Chương 15 : Tạo lập liên kết trong một tấm hình

– Chương 16 : Tối ưu hoá hình ảnh trên trang web

– Chương 17 : Tạo hiệu ứng Rollover cho trang web
– Chương 18 : Tạo hình động cho trang web

– Chương 19 : Thiết lập các thông số của máy tính cho việc quản lý màu sắc

– Chương 20 : Xuất bản và in ấn với màu sắc phù hợp
  • hoc photoshop
  • giao trinh photoshop
  • tu hoc photoshop
  • giáo trình photoshop cs6
  • hoc photoshop cs6
  • hướng dẫn sử dụng photoshop cs6
  • tự học photoshop cs6
  • giao trinh hoc photoshop cs6
  • huong dan hoc photoshop
  • học photoshop căn bản

Cài đặt Camera RAW 8.4 cho Photoshop



​Bên cạnh Lightroom Mobile thì Adobe cũng đã cập nhật bản 5.4 cho phần mềm chỉnh sửa ảnh hàng loạt của họ: Lightroom. Lightroom 5 hỗ trợ đồng bộ với Lightroom Mobile, sửa một số lỗi đã tồn tại từ trước và đặc biệt là hỗ trợ xử lý ảnh RAW cho 2 chiếc máy mới: NikonD4s cùng Fujifilm X-T1. Mời các bạn tải về bản cập nhật cho cả Windows và Mac ở link phía dưới:
Bạn có thể xem thông tin và download các gói update sau
Changes in Adobe DNG Converter 8.4:
Những máy ảnh mới nhất được hỗ trợ trong bản Camera RAW 8.4
– Canon EOS 1200D (REBEL T5, KISS X70)
– Canon PowerShot G1 X Mark II
– Casio EX-100
– DJI Phantom
– Fujifilm X-T1
– Hasselblad H5D-50c
– Hasselblad HV
– Nikon 1 V3
– Nikon COOLPIX P340
– Nikon D3300
– Nikon D4S
– Olympus OM-D E-M10
– Panasonic LUMIX DMC-ZS40 (DMC-TZ60, DMC-TZ61)
– Phase One IQ250
– Samsung NX mini
– Samsung NX30
– Sony Alpha a5000 (ILCE-5000)
– Sony Alpha a6000 (ILCE-6000)
Homepage – http://www.adobe.com
Size: 175 MB

Author Name

{picture#https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiiWt0TmgxckxgyPU_tt8cDeiZblToa3f4ggcED_cTV-q3wJkBEzYqGaPvVyqkumKxGj2-2Wd3lsSB_SEkoeRXPTRoiUoOMs_65ihL733LnvF7WWOLRphtO5PkV2UFTDvwUPdr9VWg5ZRM/s322/Lien+he+2.png} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#facebook.com/nhatminhblog} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.