Bắt đầu với Motion Graphics – Bạn nên học phần mềm nào?
Bạn nên học phần mềm nào và khi nào?Khi bạn bắt đầu lăn xả vào quá trình tìm hiểu về motion graphics, có lẽ bạn sẽ bị choáng váng tí ti khi biết rằng có rất rất rất nhiều tutorial, những bài viết về lĩnh vực này trên internet. Thực sự thì đây là một lĩnh vực rất rộng, và chắc chắn rằng sẽ không có một “người ta” nào đó có thể thành thạo tất cả. Có sự chuyên biệt sâu sắc trong quá trình sản xuất một video motion graphics: một số người sẽ biết mỗi lĩnh vực một ít, họ có kiến thức tổng quát về các phần mềm liên quan như Illustrator, Photoshop, After Effects v.v…. ; người làm định hướng cho quá trình sản xuất, họ sẽ quyết định video nên chọn phong cách nào, âm nhạc ra sao để phù hợp với yêu cầu của khách hàng; một số khác sẽ tham gia vào diễn hoạt, mang sức sống vào những hình vẽ 2D trên storyboard. Có một điều bạn cần biết, đó là khi khởi đầu, sẽ khó cho bạn để xác định là bản thân nên bắt đầu từ đâu.Là một giám đốc sáng tạo, tôi có cơ hội làm việc với các bạn nhân viên chính thức cũng như các bạn freelancer, dần dần tôi cũng cảm nhận được mình cần sử dụng phần mềm nào và ai phù hợp với công việc. Nếu bạn đang dự định bước chân vào nghề này hoặc đang tìm phương hướng nâng cao kỹ năng của bản thân, sau đây là một số kinh nghiệm của mình về thứ tự các phần mềm các bạn cần tìm hiểu.
Đây là thân phụ và thân mẫu của motion graphics. Khi tôi bắt đầu tiếp xúc với After Effects, có người khuyên tôi rằng em nên tìm hiểu về Photoshop. Lời khuyên này khá đúng đắn. Hầu như tất cả những video motion graphics sẽ bắt đầu với một bảng thiết kế đẹp, đây chính là 2 phần mềm đầu tiên các bạn nên tìm hiểu. Có rất nhiều cách mà bạn có thể tự học để thiết kế các hình ảnh sinh động, hay sáng tạo ra những thiết kế độc đáo từ các đường phác thảo đơn sơ và chỉnh sửa tư liệu được khách hàng cung cấp. Bạn sẽ mất một thời gian để có thể làm chủ hoàn toàn cả 2 công cụ trên, nhưng ít nhất bạn phải nắm những kiến thức cơ bản sau:
- Cắt hình
- Sắp xếp các layer để tiện sử dụng chúng trong phần mềm After Effects
- Thiết kế file vector, text outlines
- Chỉnh sửa kích thước hình ảnh
Trong trường hợp bạn chưa tiếp xúc với 2 phần mềm trên thì sao? Hay một trường hợp khác, bạn chưa qua môi trường đào tạo thiết kế nào cả thì bắt đầu tìm hiểu motion graphics như thế nào? Trong tình huống này, tôi khuyên bạn hãy tìm hiểu phần mềm Premiere Pro. Đây là một phần mềm thông dụng dành cho các bạn nghiệp dư lẫn những chuyên gia lão làng trong giới dựng phim. Có thể bạn không muốn đi sâu vào mảng này, ít nhất bạn cũng nên nắm vững những kiến thức cơ bản sau đây:
- Các import video, nhạc và hình với những định dạng khác nhau.
- Các chỉnh sửa, sắp xếp các đối tượng trên timeline.
- Cách thêm effects, filters, titles.
- Cách xuất video đã chỉnh sửa với nhiều định dạng khác nhau, bao gồm băng ghi hình, DV, DVD, và những định dạng video thông dụng dành cho Internet.
Bạn nên có một nền tảng thật vững vàng về Photoshop và Illustrator để trở thành một một motion graphics artist giỏi, nhưng nhìn từ góc độ công việc, một người motion graphics giỏi xứng đáng được miếng sushi to nhất. Đây là một ẩn dụ lạ lùng phải không? After Effects là một trong những phần mềm phức tạp nhất mà tôi từng sử dụng, và tôi đã mất một thời gian để tìm hiểu thấu đáo về phần mềm này. Tôi đã học hỏi từng chút, từng chút một trong nhiều năm, và sau đó mới vỡ lẽ ra là mình phải học nhiều hơn thế khi đầu quân cho một studio hàng đầu.Tôi chắc rằng bạn đã từng nghe lời khuyên từ một ai đó là cách tốt nhất để học After Effects là sử dụng nó, ý tôi là thật nhiều. Thực hành nhiều tutorials nhất có thể, kiên trì luyện tập, tự tìm tòi các kỹ thuật để hoàn thành project cá nhân của bạn, và quan trọng hơn là hãy tự đặt thật nhiều câu hỏi. Có rất nhiều điều bạn cần phải học, nếu bạn bắt đầu sử dụng After Effects trong công việc, ít nhất bạn cần nắm vững những kiến thức sau đây:
- Cách thiết lập một comp đúng kích thước và framerate
- Cách sử dụng file vector và file bitmap
- Cách sử dụng masks trong After Effects
- Cách kết nối (parent) các layer
- Các cách chỉnh màu căn bản
- Cách render video theo những format thông dụng
- Cách sử dụng các hiệu ứng phổ biến như blurs, glows, light glints, shading
Cinema 4D là một phần mềm rất chuyên sâu về 3D, thiên về kỹ thuật nhiều hơn cả After Effects. Cách mà tôi học Cinema 4D cũng giống lúc tôi học After Effects, thử, lỗi, cứ thế lặp đi lặp lại nhiều lần, từng phần, từng phần một. Nếu như tôi phải học lại những kiến thức cơ bản về Cinema 4D một lần nữa, tôi sẽ cố gắng tìm tòi những điều cơ bản kỹ hơn và sớm hơn. Nó bao gồm:
- Cách modeling cơ bản.
- Những trường hợp sử dụng các texture channel phù hợp
- Cách sử dụng Global Illumination và Ambient Occlusion
- Những diều gì là bình thường.
- UV’s là gì
Keyframe Training tổng hợp.
Đăng nhận xét